Cách đặt mục tiêu như thế nào để đạt được mục tiêu 100%. Bạn hãy tham khảo 12 bước đặt mục tiêu trong bài viết này, nó sẽ giúp được bạn. Cùng hoccachkinhdoanh.com xem ngay nhé !
Cách đặt mục tiêu với 12 bước
Bước 1: Xác định chính xác những điều mà bạn mong muốn
Hãy bắt đầu bằng cách lý tưởng hoá nó.
Chỉ cần tưởng tượng rằng, không có bất kì hạn chế nào trong việc bạn có khả năng làm gì, đạt được điều gì và trở nên ra sao trong tương lai. Hãy tưởng tượng rằng bạn có tất cả thời gian và tiền bạc, bạn bè và những mối quan hệ, đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành bất cứ mục tiêu nào bạn đã đề ra cho chính mình.
Sẽ ra sao nếu bạn chỉ cần vung cây đũa phép và biến mọi thứ trong cuộc đời mình trở nên hoàn hảo trong cả bốn lĩnh vực chủ yếu. Nếu cả bốn điều này trong cuộc sống của bạn đều hoàn hảo thì chúng sẽ như thế nào?
1. Thu nhập: Bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền trong năm nay, năm sau và năm năm tới?
2. Gia đình: Bạn muốn xây dựng lối sống như thế nào cho bản thân và cho gia đình mình?
3. Sức khoẻ: Sức khoẻ của bạn sẽ thay đổi ra sao nếu tất cả mọi thứ đều trở nên hoàn hảo?
4. Tài sản: Bạn muốn để dành và tiết kiệm được bao nhiêu trong quá trình làm việc của mình?
Phương pháp ba mục tiêu: Ngay bây giờ, trong vòng 30 giây, bạn hãy liệt kê ra giấy 3 mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc sống.
Hãy viết chúng thật nhanh. Đáp án cho “Phương pháp lập danh sách tức thời” này chắc chắn là bức tranh mô tả rõ ràng nhất về những điều mà bạn đang thật sự mong muốn trong cuộc sống hiện tại.
Bước 2: Viết chúng ra
Những mục tiêu của bạn cần phải được viết ra trên giấy. Chúng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết và có thể đo lường được. Hãy viết chúng như thể bạn đang đặt hàng một nhà máy để sản xuất ra những mục tiêu cho mình từ rất sớm. Phần mô tả cần phải cụ thể và rõ ràng trong mọi hoàn cảnh ngữ nghĩa.
Chỉ có khoảng 3% người trưởng thành đã viết ra mục tiêu của mình. và tất cả những người còn lại đều làm việc cho họ đấy.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch làm việc đạt được hiệu quả cao nhất
Bước 3: Xác lập thời hạn (deadline)
Tiềm thức của bạn luôn coi “thời hạn deadline” như một “cơ chế ép buộc” điều khiển bạn một cách vô thức hay có chủ ý giúp bạn đạt được mục tiêu của mình đúng thời hạn. Nếu mục tiêu của bạn đủ lớn, hãy chia nhỏ chúng ra thành những thời hạn khác nhau.
Nếu bạn mong muốn có khả năng độc lập về tài chính, hãy thiết lập những mục tiêu 10 năm hay 20 năm cho bản thân và sau đó chia nhỏ chúng ra theo từng năm. Như vậy, bạn có thể biết được mình cần phải tiết kiệm hoặc đầu tư ra sao mỗi năm.
Vì một vài lý do nào đó mà bạn không thể hoàn thành thời hạn deadline của mình thì đơn giản là cứ thiết lập thêm một thời hạn mới. Không hề có mục tiêu nào là không hợp lý cả, chỉ có thời hạn không hợp lý mà thôi.
Bước 4: Xác định những trở ngại mà bạn phải vượt qua để đạt được mục tiêu của mình.
Tại sao bây giờ bạn vẫn chưa đạt được mục tiêu?
Nguyên lý của Sự ràng buộc: Luôn luôn tồn tại một yếu tố hạn chế hay sự ràng buộc nhất định mà sẽ quyết định tốc độ hoàn thành mục tiêu của bạn. Điều đó có ý nghĩa gì đối với bạn?
Sự ràng buộc hoạt động theo quy luật 80/20. Nghĩa là 80% nguyên nhân cản đường bạn đến với mục tiêu của mình đến từ bên trong bản thân. Đó chính là sự thiếu thốn kĩ năng, kiến thức hay chất lượng. Chỉ có 20% nguyên nhân còn lại là do tác động từ bên ngoài. Hãy luôn luôn bắt đầu với chính mình.
Xem thêm: Năng lực bản thân là gì? Cách tạo thói quen và động lực từ năng lực bản thân
Bước 5: Xác định những kiến thức, thông tin và kĩ năng cần có để đạt được mục tiêu của mình.
Đặc biệt là phải xác định kĩ năng mà bạn cần phải phát triển để có thể đứng trong top 10% trong lĩnh vực của mình.
Khám phá lớn nhất: Kĩ năng quan trọng mà bạn yếu kém nhất sẽ quyết định mức thu nhập và sự thành công của bạn. Để có thể tiến bộ hơn, bạn nên tập trung vào giải quyết những kĩ năng còn yếu của bản thân thay vì những cái khác.
Câu hỏi chủ chốt: Kĩ năng nào mà nếu như bạn phát triển và thực hiện nó một cách hoàn toàn xuất sắc sẽ ảnh hưởng một cách tích cực sâu sắc đến cuộc đời bạn?
Kĩ năng nào mà nếu như bạn phát triển và thực hiện nó một cách nhất quán, theo một phong cách xuất sắc, sẽ giúp bạn hoàn thành mục tiêu quan trọng nhất của mình tốt nhất? Dù cho là kĩ năng gì, cứ viết nó ra, lập kế hoạch và phát triển nó mỗi ngày.
Bước 6: Xác định những người sẽ giúp đỡ bạn và những mối quan hệ hợp tác cần có để đạt được mục tiêu của mình.
Bây giờ, hãy lên một danh sách tất cả những người có liên quan hoặc sẽ làm việc cùng để đạt được mục tiêu trong cuộc đời bạn. Hãy bắt đầu với những thành viên trong gia đình, đó là sự hỗ trợ và hợp tác mà bạn sẽ rất cần.
Liệt kê những người sếp, đồng nghiệp và cấp dưới. Đặc biệt là phải liệt kê những vị khách hàng mà bạn cần sự giúp đỡ của họ để có thể bán đủ hàng hay dịch vụ, giúp bạn kiếm được khoảng tiền mình mong muốn.
Ngay khi đã xác định được danh sách những người mình cần sự giúp đỡ, hãy tự hỏi bản thân mình: “Mình sẽ mang lại được gì cho họ?”. Hãy làm một “người cho đi” hơn là một “kẻ chỉ biết nhận”.
Để có được những mục tiêu lớn, bạn nhất thiết sẽ cần sự giúp đỡ và ủng hộ của rất nhiều người. Chỉ cần một nhân vật chủ chốt xuất hiện tại một thời điểm hay một không gian nhất định sẽ khiến cho cuộc đời bạn thay đổi hoàn toàn.
Những người thành công nhất là những kẻ biết xây dựng và duy trì một mối quan hệ rộng lớn với những người mà họ có thể giúp đỡ hoặc giúp đỡ lại họ.
Xem thêm: Tư duy sáng tạo là gì & 7 cách rèn luyện tư duy sáng tạo cực kì hiệu quả
Bước 7: Liệt kê một danh sách tất cả những điều bạn cần làm để đạt được mục tiêu của mình.
Hãy kết hợp những trở ngại mà bạn có thể phải vượt qua, kiến thức và kĩ năng mà bạn cần phải phát triển, những mối quan hệ hợp tác mà bạn cần phải có. Liệt kê bất kì điều gì mà bạn nghĩ rằng là cần thiết để cuối cùng có thể đạt được mục tiêu của mình.
Khi bạn nghĩ ra được một điều mới, cứ thêm chúng vào cho đến khi hoàn thành xong danh sách.
Khi bạn đã làm được một danh sách tất cả những điều mình cần làm để đạt được mục tiêu, bạn sẽ thấy rằng mục tiêu ngày càng dễ đạt được hơn bạn nghĩ.
“Một chuyến du hành ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi nhỏ”. Bạn có thể xây dựng một bức tường thành lớn nhất thế giới bằng việc đắp nên từng viên gạch nhỏ.
Bước 8: Biến danh sách của bạn thành một kế hoạch
Bạn có thể làm điều này bằng cách sắp xếp các bước trong danh sách của mình theo trình tự và ưu tiên.
Trình tự – Điều gì bạn cần phải làm trước khi thực hiện một việc khác, và theo một thứ tự như thế nào?
Ưu tiên – Điều gì quan trọng nhất và kém quan trọng nhất?
Quy luật 80/20 thể hiện rằng 80% kết quả sẽ đến từ 20% những nỗ lực hoạt động của bạn.
Quy luật 20/80 thể hiện rằng 20% khoảng thời gian mà bạn dành để xây dựng mục tiêu và thiết lập kế hoạch đầu tiên sẽ đáng giá 80% khoảng thời gian và nỗ lực bạn cần có để đạt được mục tiêu của mình. Việc lên kế hoạch trước là rất quan trọng.
Bước 9: Xây dựng kế hoạch
Sắp xếp danh sách của bạn thành một chuỗi các bước từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành mục tiêu của bạn.
Khi đã có được một mục tiêu và một kế hoạch cụ thể thì có nghĩa là bạn đã tăng khả năng đạt được mục tiêu của mình lên 10 lần, tăng lên 1000%.
- Lập kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.
- Lập kế hoạch tháng vào đầu mỗi tháng.
- Lập kế hoạch tuần vào cuối tuần trước đó.
- Lập kế hoạch ngày vào tối ngày hôm trước.
Càng lập kế hoạch một cách cẩn thận và chi tiết, bạn càng đạt được thành công trong thời gian sớm hơn. Cứ mỗi 1 phút bạn dành để lập kế hoạch sẽ giúp bạn tiết kiệm 10 phút khi thực hiện. Điều này có nghĩa là bạn sẽ đạt được tỉ lệ ROI là 1000% nếu bạn dành thời gian để lập kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng.
Bước 10: Hãy chọn ra một nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất mỗi ngày
Thiết lập ưu tiên trong danh sách của bạn theo quy luật 80/20.
Hãy tự hỏi bản thân rằng: “Nếu tôi chỉ có thể thực hiện một việc trong danh sách này thì việc nào là quan trọng nhất?” Dù câu trả lời là gì, hãy ghi số 1 vào bên cạnh hoạt động đó.
Sau đó lại tự hỏi tiếp: “Nếu tôi có thể làm thêm một nhiệm vụ khác trong danh sách này, điều nào sẽ đáng giá thời gian mà tôi đã bỏ ra?”. Và ghi số 2 bên cạnh nhiệm vụ đó.
Tiếp tục đặt câu hỏi: “Mình nên dành thời gian quý giá vào việc gì?” Ngay sau khi đã có danh sách top 7 nhiệm vụ quan trọng nhất, hãy sắp xếp chúng theo trình tự và ưu tiên.
Bạn cũng có thể hỏi rằng: “Nếu tôi chỉ có thể làm một việc suốt một ngày dài, hoạt động nào sẽ mang lại giá trị lớn nhất cho công việc và những mục tiêu của tôi?”
Chú ý và tập trung là những chìa khoá dẫn đến thành công. Chú ý nghĩa là bạn biết chính xác là mình đang muốn đạt được điều gì. Tập trung đòi hỏi bạn phải cống hiến toàn bộ sức mình chỉ để làm những việc giúp đưa bạn đến với thành công của mình.
Xem thêm: 7 Phương pháp rèn luyện trí nhớ cải thiện trí thông minh của mình
Bước 11: Tập thói quen tự giác kỷ luật
Một khi đã xác định được nhiệm vụ quan trọng nhất, bạn cần phải tìm ra biện pháp để tập trung toàn tâm cho đến khi nhiệm vụ đó được hoàn thành 100%.
Nếu bạn có khả năng chọn lựa được một nhiệm vụ quan trọng nhất và dành toàn tâm thực hiện nó, mà không mất phương hướng hay mất tập trung, sẽ giúp cho năng suất và chất lượng đầu ra tăng gấp đôi hay gấp ba lần.
Tự xử lý là một trong những kĩ thuật quản lý hiệu quả, mạnh mẽ nhất mọi thời đại. Nghĩa là khi bạn bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, bạn có thể bỏ qua mọi sự sao nhãng và tập trung vào nó cho đến khi hoàn thành. Một khi đã hình thành được thói quen hoàn thành mọi nhiệm vụ, Bạn sẽ đạt được gấp đôi, gấp ba và thậm chí là gấp năm lần người khác làm được.
Bước 12: Thực hành trực quan hoá những mục tiêu của bạn
Hãy vẽ nên những bức tranh cụ thể, sống động, thú vị và đầy cảm xúc về những mục tiêu của mình nếu chúng có tồn tại trên thực tế. Hãy xem như bạn đã hoàn thành tất cả những mục tiêu đó và đang tận hưởng thành công của mình
Nếu là một chiếc xe hơi, hãy tưởng tượng bạn đang lái nó. Nếu là một kì nghỉ, nghĩ xem bạn đang tận hưởng nó thể nào. Nếu bạn mong muốn có được một căn nhà đẹp, hãy nhìn mình đang vui vẻ sống ở đó.
Trong quá trình trực quan hoá, hãy dành ra ít phút để tạo nên những cảm xúc mà bạn có thể sẽ có khi đạt được mục tiêu của mình. Một bức tranh tinh thần đi kèm với một cảm xúc mãnh liệt sẽ có ảnh hưởng to lớn đến tiềm thức và siêu tiềm thức (trí tuệ cao cấp) của bạn.
Sự trực quan hoá có lẽ là một phương pháp có sẵn mạnh mẽ nhất giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn bạn tưởng. Khi bạn kết hợp những mục tiêu rõ ràng với sự trực quan hoá và cảm xúc hoá, bạn sẽ kích hoạt được siêu tiềm thức của mình.
Nó sẽ giúp giải quyết mọi vấn đề trên con đường đi đến mục tiêu của bạn. Nó sẽ kích hoạt luật hấp dẫn giúp bạn thu hút những con người, hoàn cảnh, ý tưởng hay nguồn lực giúp đỡ bạn đạt được mục tiêu nhanh chóng hơn.
Đây là 12 bước cách đặt mục tiêu 100% dễ dàng. Hãy áp dụng ngay nó nhé !