Mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn? kinh doanh quán nhậu cần những gì? Làm sao để quán nhậu đông khách ? Và nếu bạn đang dự định mở quán nhậu thì đừng bỏ qua bài viết này nhé !
Các điều kiện để kinh doanh quán nhậu bình dân

Kinh doanh quán nhậu không phải là một cuộc chơi. Bạn cần phải có kiến thức và niềm đam mê. Nếu bạn không phải là người thích bia, rượu thì việc kinh doanh mở quán nhậu không dành cho bạn.
Quán nhậu cần phải có một menu độc lạ, ngon. Có như vậy, thực khách mới đến và quay trở lại. Nếu không có các yếu tố này, thực khách chỉ đến một lần rồi quên ngay.
Địa điểm mở quán nhất định phải là mặt tiền hoặc nơi có nhiều người qua lại. Và phải có nơi để xe cho khách.
Mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn ?
Kinh doanh quán nhậu bình dân thì khó có thể xác định chính xác mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
- Bạn muốn quán của mình rộng thì tiền thuê mặt bằng sẽ đội giá lên
- Bạn muốn có nhân viên nhiều kinh nghiệm thì bạn phải tiền lương cao cho nhân viên
- Bạn muốn quán nhậu của mình có nhiều món ngon. Bạn phải chi nhiều tiền cho đầu bếp giỏi.
Cứ mỗi khoản một chút thì chi phí cũng rất nhiều. Do đó, bạn nên suy tính cẩn thận trước khi ra quyết định kinh doanh quán nhậu.
Bí quyết mở quán nhậu kinh doanh hiệu quả nhất định phải biết. Bạn có thể xem ngay nó TẠI ĐÂY
Lập kế hoạch kinh doanh quán nhậu cần những gì ?
Chuẩn bị nguồn vốn
Bạn cần tối thiểu phải có khoảng 50 – 80 triệu đồng để chi cho các việc như
- Tiền cọc thuê mặt bằng
- Thiết kế, sửa chữa, trang trí
- Mua sắm bàn ghế, tủ
- Mua các thiết bị, công cụ, ly, bát, đũa, ….
- Tiền lương nhân viên, phục vụ, đầu bếp, thu ngân, quản lý, …
- Các khoản riêng để duy trì cho quán trong khoảng 3 tháng đầu. Vì khi mới mở quán nhậu sẽ ít khách.
Chuẩn bị tìm kiếm và thuê mặt bằng

Nếu bạn có nhà ở rộng rãi thì hãy tận dụng để kinh doanh quán nhậu hoặc không thì bạn phải đi thuê.
Tìm mặt bằng ở những nơi đông dân cư, đảm bảo lượng khách ổn định. Mặt bằng không cần phải quá lớn nhưng phải sạch sẽ, thoáng mát, có chỗ để xe và an ninh.
Menu món ăn, thức uống chi tiết
Để có thể thu hút và giữ chân nhiều thực khách. Bạn cần xây dựng một menu chi tiết với các món ăn độc lạ.
Số lượng món chính, phụ là gì ? Mỗi món định lượng bao nhiêu ? Giá thành như thế nào là hợp lý ?
Các loại bia rượu, nước ngọt nên chọn loại nào, giá bao nhiêu và nên bán bao nhiêu mới có lời.
Bạn có thể tham khảo các menu của những quán nhậu đông khách. Nắm bắt nhu cầu ẩm thực của thực khách và có giá bán cạnh tranh với đối thủ.
Xây dựng một menu chi tiết sẽ giúp bạn xác định được các nguyên liệu cần phải chuẩn bị và dễ dàng kiểm soát.
Hơn 40+ món ăn, thức uống dành riêng cho quán nhậu mà bạn phải biết để thu hút khách hàng. Bạn có thể xem ngay nó Ở ĐÂY.
Mua sắm các loại đồ dùng cho quán
Bạn nên mua sắm các loại dụng cụ và bày trí quán khi đã tìm thuê được mặt bằng.
Các đồ dụng phục vụ bao gồm bàn ghế, quạt, chén đĩa, ly, …
Các dụng cụ phục vụ chế biến gồm bếp ga, xoong, nồi, rổ, … Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mua đồ dùng phù hợp.
Một mẹo nhỏ để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua đồ dùng thanh lý của các quán nhậu đang sang nhượng. Tuy là đồ cũ nhưng vẫn sử dụng tốt mà giá lại rẻ.
Nhưng bạn nên chọn mua các loại đồ dùng còn mới, đẹp.
Tìm và lựa chọn nguồn nguyên liệu giá rẻ
Kinh doanh mở quán nhậu đồng nghĩa với việc bạn sẽ tiêu thụ lượng lớn nguyên liệu, bia, nước ngọt, … hằng ngày.

Để giảm thiểu chi phí mua nguyên vật liệu và gia tăng lợi nhuận. Bạn phải tìm các đầu mối lớn để mua nguyên liệu với giá thấp. Nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng tươi ngon.
Tùy vào nhu cầu của menu quán nhậu mà bạn tìm địa điểm mua cho phù hợp. Hãy tìm đến các nhà cung cấp gốc hay chợ đầu mối để có được nguồn nguyên liệu tốt nhất.
Chuẩn bị giấy phép kinh doanh quán nhậu
Bạn cần gửi giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền tại địa phương. Nơi mà bạn mở quán.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Bạn phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Để hoàn tất các thủ tục mở quán nhậu theo quy định pháp luật.
Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo kinh nghiệm mở quán nhậu của hoccachkinhdoanh.com thì luôn dán bản sao giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm tại vị trí dễ nhìn nhất trong quán.
Đầu tiên là để cho các cơ quan quản lý tới kiểm tra. Thêm nữa là đây coi như là minh chứng đồ ăn, thực phẩm quán cung cấp đều là hàng đảm bảo an toàn, giúp khách an tâm và tin tưởng hơn vào quán bạn.

Để hướng dẫn thực hiện luật An toàn thực phẩm Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, Bộ Y tế đã ban hành Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01-07-2011.
Bạn có thể xem ngay video về các bước thủ tục kinh doanh mở quán nhậu gồm những gì TẠI ĐÂY.
Tuyển nhân viên bếp, quản lý, phục vụ
Nếu bạn mở quán nhậu bình dân nhỏ, bạn chỉ cần phục vụ kiêm luôn thu ngân, một đầu bếp và nhân viên trông xe. Sau này khi đông khách hoặc bạn muốn mở rộng quy mô thì có thể tuyển thêm.
Lên kế hoạch marketing kinh doanh quán nhậu
Bạn có thể đặt tên quán nhậu thật lạ, tên món ăn độc đáo, đưa ra các chương trình khuyến mãi như giảm giá, … để kích thích thực khách đến quán.
Bạn phải chuẩn bị một bản kế hoạch marketing ngay từ khi khai trương. Và trong suốt quá trình kinh doanh. Nhằm để thu hút được nhiều thực khách hơn.
Quản lý tài chính cho quán nhậu như thế nào ?
Tài chính
Chi phí đầu tư quán nhậu dành cho việc mua bàn ghế, dụng cụ nấu nướng, … chi phí vốn, dòng tiền thu – chi. Và bạn nên quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận nhằm đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Điều phối hoạt động nhân viên trong giờ thấp điểm và cao điểm
Nếu số lượng thực khách ở những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ đông hơn. Bạn phải bố trí thuê thêm nhân viên parttime. Huy động tối đa nguồn lực để đảm bảo chất lượng phục vụ.
Với những ngày thấp điểm, bạn có thể cắt giảm nguồn lực part time để tiết kiệm chi phí.
Không gian cho quán nhậu
Quán nhậu cần trang trí thêm cây xanh tạo không gian thoáng mát, dễ chịu cho khách.
Thông thường, các quán nhậu hay làm dạng quán nhậu ngoài trời. Nhưng có hệ thống mái che khi trời mưa hoặc nếu có thì thêm phòng lạnh.
Tùy vào khả năng tài chính và đối tượng khách hàng. Mà bạn có thể quyết định mô hình mở quán nhậu nào cho hợp lý.
Nhà vệ sinh
Với quán nhậu thì nhà vệ sinh cần phải sạch sẽ, tiện lợi đi lại. Việc này sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng.
Nhà giữ xe rộng rãi, thoáng mát
Điều mà nhiều thực khách thường quan tâm chính là quán nhậu có chỗ để xe không. Việc bất tiện khi giữ xe cũng là phần cản trở khách hàng đến quán.
Bạn cũng cần lưu ý về bàn ăn, khu vực nhậu. Phải luôn sạch sẽ để khách có thể tận hưởng dịch vụ của quán.
Một vài kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu bình dân
- Tìm nguồn nguyên liệu giá rẻ, an toàn để hợp tác lâu dài
- Cần có nhiều chiến lược thu hút khách hàng đến quán
- Dùng các phần mềm hỗ trợ như in tiền hóa đơn, cập nhật doanh số, quản lý thu chi, cảnh báo khi hết nguyên liệu.
- Đa dạng menu, luôn đổi mới các món ăn để thu hút khách
- Chọn đầu bếp có tay nghề cao, có thể nắm bắt tâm lý khách hàng
- Nhân viên phải được đào tạo kỹ lưỡng, từ phục vụ cho đến giữ xe
- Đặt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu. Tạo phong thái thư giãn khi khách bước vào quán.
Trên đây là kinh nghiệm mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn, kinh doanh quán nhậu như thế nào, cần chuẩn bị những gì. Hy vọng có thể giúp bạn tự tin, chuẩn bị kinh doanh mở quán nhậu thành công !
Nếu bạn đang có ý định mở quán nhậu để kinh doanh. Nhất định phải xem ngay khóa học “kinh doanh quán nhậu chuyên nghiệp A đến Z” và hiện đang giảm giá 40% trong thời gian có hạn. Khóa học này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết mở quán nhậu cần bao nhiêu vốn, chuẩn bị thủ tục như thế nào, lựa chọn mặt bằng kinh doanh ra sao. Thêm vào đó là hơn 50+ menu món ăn dành cho quán nhậu. Đừng bỏ lỡ nó bạn nhé !