Cùng với hoccachkinhdoanh.com tìm hiểu về Microsoft .NET Framework là gì, và tại sao nó được cài đặt trên PC?.
Nếu bạn đã sử dụng Windows rất lâu rồi, thì có thể bạn đã nghe nói về .NET của Microsoft, có thể vì một ứng dụng yêu cầu bạn cài đặt nó, hoặc bạn thấy nó trong danh sách các chương trình đã cài đặt của mình. Trừ khi bạn là một nhà phát triển, bạn không cần nhiều kiến thức để sử dụng nó, miễn sao nó hoạt động là được. Nhưng nếu bạn hứng thú muốn biết mọi thứ, hãy cùng khám phá .NET là gì và tại sao rất nhiều ứng dụng cần đến nó trong bài viết sau đây.
.NET Framework là gì?
Cái tên “.NET Framework” có thể gây ra một chút nhầm lẫn. Một framework (trong lập trình) thực sự là một tập hợp các Giao diện Lập trình Ứng dụng – Application Programming Interfaces (API) và một thư viện code được chia sẻ, mà các nhà phát triển có thể dùng khi phát triển các ứng dụng để không phải viết code từ đầu. Trong .NET Framework, thư viện code chia sẻ đó được đặt tên là Framework Class Library (FCL). Các bit code trong thư viện được chia sẻ có thể thực hiện tất cả các chức năng khác nhau. Ví dụ, một nhà phát triển muốn ứng dụng của họ có thể truy vấn một địa chỉ IP khác trên mạng. Thay vì tự viết code, và sau đó viết tất cả các bit và các phần để giải thích ý nghĩa của kết quả truy vấn, họ có thể sử dụng code từ thư viện thực hiện chức năng đó.
Đó chỉ là một ví dụ nhỏ. .NET Framework chứa hàng chục nghìn đoạn code. Các đoạn code này làm cho công việc của các nhà phát triển dễ dàng hơn nhiều, bởi vì họ không phải viết code từ đầu cho một số chức năng phổ biến trên ứng dụng. Thay vào đó, họ có thể tập trung viết các đoạn code dành riêng cho ứng dụng của họ và cho giao diện người dùng, điều gắn kết tất cả với nhau. Sử dụng một framework chia sẻ code như thế này cũng giúp đưa ra một số tiêu chuẩn giữa các ứng dụng. Các nhà phát triển khác có thể hiểu được những gì một chương trình đang làm một cách dễ dàng hơn và người dùng ứng dụng có thể thấy những thứ như các hộp thoại Open and Save As hoạt động giống nhau trong các ứng dụng khác nhau.
Vậy, tại sao tên gọi framework lại gây ra nhầm lẫn?
Bởi vì ngoài chức năng như là một framework của code chia sẻ, .NET cũng cung cấp một môi trường để chạy các ứng dụng. Môi trường chạy cung cấp một sandbox giống như máy ảo, nơi mà các ứng dụng sẽ chạy. Nhiều nền tảng phát triển cung cấp cùng một thứ như vậy. Ví dụ, Java và Ruby trên Rails đều cung cấp môi trường chạy ứng dụng của riêng chúng. Trong thế giới .NET, môi trường chạy ứng dụng được đặt tên là Common Language Runtime (CLR). Khi người dùng chạy một ứng dụng, code cho ứng dụng đó thực sự được biên dịch thành ngôn ngữ máy tại thời gian chạy và sau đó được thực thi. CLR cũng cung cấp một số dịch vụ khác, chẳng hạn như quản lý bộ nhớ và các bộ vi xử lý, xử lý các trường hợp ngoại lệ của chương trình và quản lý bảo mật. Môi trường chạy ứng dụng thực sự là cách lấy ứng dụng từ phần cứng thực tế mà ứng dụng đang chạy.
Có một số lợi thế khi các ứng dụng hoạt động bên trong một môi trường dành riêng cho ứng dụng. Điểm cộng lớn nhất là tính portable. Các nhà phát triển có thể viết code bằng cách sử dụng bất kỳ ngôn ngữ hỗ trợ nào, bao gồm các ngôn ngữ lập trình phổ biến như C#, C++, F#, Visual Basic và vài chục ngôn ngữ khác. Code sau đó có thể được chạy trên bất kỳ phần cứng nào mà .NET được hỗ trợ. Mặc dù nền tảng này được thiết kế để hỗ trợ phần cứng, chứ không phải các máy tính chạy Windows. Tuy nhiên, tính chất độc quyền của nó dẫn đến việc nó hầu như được sử dụng cho các ứng dụng Windows.
Microsoft đã triển khai .NET theo nhiều cách để giúp giải quyết vấn đề này. Mono là một dự án mã nguồn mở và miễn phí, được thiết kế để cung cấp khả năng tương thích giữa các ứng dụng .NET và các nền tảng khác, đặc biệt là Linux. Việc triển khai .NET Core, cũng là framework mã nguồn mở và miễn phí, được thiết kế để mang các ứng dụng mô-đun nhẹ đến nhiều nền tảng. .NET Core được thiết kế để hỗ trợ cho Mac OS X, Linux và Windows (bao gồm hỗ trợ cho các ứng dụng nền tảng Windows phổ biến).
Như bạn có thể tưởng tượng, một framework như .NET có thể mang lại lợi ích thực sự, trên khía cạnh phát triển của mọi thứ. Nó cho phép các nhà phát triển viết code bằng ngôn ngữ ưa thích của họ và đảm bảo rằng code có thể chạy bất cứ nơi nào framework được hỗ trợ. Người dùng được hưởng lợi từ các ứng dụng nhất quán và thực tế là nhiều ứng dụng có thể không được phát triển, nếu các nhà phát triển không có quyền truy cập vào framework.
Làm thế nào .NET được cài đặt trên hệ thống?
.NET Framework có một lịch sử hơi phức tạp, và nó đã có rất nhiều phiên bản trong những năm qua. Thông thường, phiên bản .NET mới nhất sẽ được đưa vào mỗi bản phát hành mới của Windows. Các phiên bản .NET có tính tương thích ngược (vì vậy một ứng dụng được viết cho phiên bản 2 có thể chạy trên phiên bản 3), nhưng nó không hoạt động tốt như trên phiên bản trước. Không phải tất cả các ứng dụng đều hoạt động với các phiên bản mới hơn. Đặc biệt, trên các hệ thống chạy Windows XP và Vista, bạn thường thấy nhiều phiên bản khác nhau của .NET được cài đặt trên PC.
Về cơ bản, có ba cách mà bất kỳ phiên bản .NET Framework cụ thể nào sẽ được cài đặt:
- Phiên bản Windows của bạn có thể đã có sẵn .NET Framework trong cài đặt mặc định.
- Một ứng dụng yêu cầu một phiên bản cụ thể, có thể cài đặt .NET Framework trong quá trình cài đặt ứng dụng đó.
- Một số ứng dụng thậm chí sẽ chuyển hướng bạn đến một trang web tải xuống riêng để lấy và cài đặt phiên bản .NET Framework cụ thể.
May mắn thay, mọi thứ trở nên dễ dàng hơn trong các phiên bản Windows hiện đại. Trong “thời kỳ hoàng kim” của Windows Vista, hai điều quan trọng đã xảy ra. Đầu tiên, .NET Framework 3.5 được phát hành. Phiên bản đó đã được thiết kế lại, bao gồm các thành phần từ phiên bản 2 và 3. Các ứng dụng yêu cầu các phiên bản trước đó sẽ vẫn hoạt động nếu bạn cài đặt phiên bản 3.5. Thứ hai, nâng cấp lên .NET Framework cuối cùng đã bắt đầu được phân phối thông qua Windows Update.
Kết hợp cùng nhau, hai điều này có nghĩa rằng các nhà phát triển giờ đây có thể dựa nhiều vào người dùng – đối tượng có các thành phần thích hợp đã được cài đặt sẵn và không còn phải yêu cầu người dùng thực hiện các cài đặt bổ sung.
Khi Windows 8 ra mắt, đã có một .NET Framework phiên bản 4 mới được thiết kế lại hoàn toàn đi kèm với nó. Phiên bản 4 (và các phiên bản về sau) không có tính năng tương thích ngược với các phiên bản cũ hơn. Nó được thiết kế sao cho có thể chạy song song với phiên bản 3.5 trên cùng một PC. Các ứng dụng được viết từ phiên bản 3.5 trở xuống sẽ yêu cầu cài đặt phiên bản 3.5 và các ứng dụng được viết cho phiên bản 4 trở lên sẽ cần cài đặt phiên bản 4. Tin vui là người dùng không thực sự phải lo lắng về những cài đặt đó nữa. Windows sẽ xử lý tất cả cho bạn.
Windows 8 và Windows 10 bao gồm các phiên bản 3.5 và 4 (phiên bản mới nhất hiện tại là 4.6.1). Khi cài đặt một ứng dụng, nó sẽ cần một trong các phiên bản đó và Windows sẽ tự động thêm .NET Framework vào. Bạn có thể tự thêm chúng vào Windows bằng cách truy cập các tính năng tùy chọn của Windows. Bạn có tùy chọn để thêm phiên bản 3.5 và phiên bản 4.6 riêng biệt.
Điều đó nghĩa là, không có lý do thực sự nào để tự thêm chúng vào bản cài đặt Windows của bạn, trừ khi bạn đang phát triển các ứng dụng. Lần đầu tiên bạn cài đặt một ứng dụng sẽ cần một trong các phiên bản có sẵn và Windows sẽ tự động thêm nó cho bạn.
Phải làm gì nếu gặp vấn đề với .NET?
Bạn có thể sẽ không gặp sự cố với .NET trên các phiên bản Windows hiện tại. Vì cả hai phiên bản được yêu cầu đều có trong Windows và được cài đặt khi cần thiết, nên việc cài đặt ứng dụng khá liền mạch. Trên các phiên bản Windows cũ hơn (như XP và Vista), bạn thường phải gỡ cài đặt và cài đặt lại các phiên bản .NET khác nhau. Bạn cũng phải trải qua các vòng kiểm tra để đảm bảo rằng các phiên bản .NET phù hợp đã được cài đặt cho các ứng dụng cần chúng. Bây giờ, Windows sẽ xử lý những thứ đó cho bạn.
Điều đó tức là, nếu bạn gặp vấn đề và bạn nghĩ có liên quan đến .NET framework, bạn có thể thực hiện một vài bước sau đây.
Trước tiên, bạn nên đảm bảo rằng Windows có tất cả các bản cập nhật mới nhất. Nếu có bản cập nhật của .NET Framework, đó có thể là cách để giải quyết vấn đề của bạn. Bạn cũng có thể thử loại bỏ các phiên bản .NET Framework khỏi máy tính của bạn và sau đó thêm chúng lại. Nếu cả hai bước đó không hoạt động, bạn có thể thử quét các file hệ thống bị hỏng trong Windows. Quá trình này không mất nhiều thời gian và có thể khôi phục các file hệ thống bị hỏng hoặc bị mất.
Nếu các cách trên không có hiệu quả, hãy thử tải xuống và chạy công cụ .NET Framework Repair của Microsoft. Công cụ này hỗ trợ tất cả các phiên bản hiện tại của .NET Framework. Nó giúp bạn khắc phục sự cố thường gặp với việc thiết lập hoặc cập nhật lên .NET mới và có thể tự động khắc phục bất kỳ sự cố nào bạn gặp phải.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về .NET Framework chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này. Hy vọng chúng sẽ hữu ích cho bạn!.
Xem thêm:
Tags: Microsoft .NET Framework là gì, và tại sao nó được cài đặt trên PC? ; Microsoft .NET Framework là gì, và tại sao nó được cài đặt trên PC?