Cùng với hoccachkinhdoanh.com tìm hiểu về Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh không thể bỏ lỡ.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là thời điểm dịch Covid đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhu cầu về hàng hóa đông lạnh một lần nữa được khẳng định bởi tính tiện dụng, chất lượng cũng như khả năng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
Đó là lý do mà kinh doanh thực phẩm đông lạnh đang là loại hình kinh doanh mang lại nguồn lợi tương đối ổn hiện tại cũng như tương lai dài. Vậy đối với những chủ kinh doanh lần đầu kinh doanh hàng đông lạnh thì đâu là những điều bạn cần lưu ý? Hãy cùng hoccachkinhdoanh.com tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh
Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bạn cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Theo mẫu 1 được ban hành kèm Thông tư 26/2012/TT-BYT)
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở)
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Về kho hàng, ngoài việc kho hàng phải đầy đủ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh còn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.
Liên quan tới việc kiểm tra cơ sở kinh doanh
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT, khi cơ quan kiểm tra bạn sẽ phải xuất trình giấy tờ như sau đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
– Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;
– Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/ Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
– Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phần thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
– Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm;
– Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;
– Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
– Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
– Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y Tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.”
2. Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh
2.1 Phân tích thị trường
Nếu trong thời điểm trước dịch, mô hình kinh doanh thực phẩm đông lạnh không quá nhiều mà đa phần là thực phẩm tươi sống thì ở thời điểm hiện tại nhu cầu về thực phẩm đông lạnh ngày càng tăng cao ở nhiều địa phương.
Nhu cầu tăng cao đồng nghĩa với nguồn cung thị trường cũng theo đó tăng mạnh hơn. Điều này sẽ giúp nguồn hàng thực phẩm đông lạnh cũng được mở rộng hơn, đảm bảo khả năng cung cấp cho thị trường.
Ngoài ra, để đảm bảo khả năng kinh doanh và tiêu thụ, chủ kinh doanh cần theo dõi và đánh giá thị trường thực tế ở khu vực kinh doanh của mình về nhu cầu cũng như đối thủ cùng lĩnh vực. Tùy theo định hướng là mở cửa hàng hay kinh doanh online mà chủ kinh doanh có thể mở rộng phạm vi đánh giá, khảo sát của mình.
Ngoài ra, bạn cũng cần đánh giá thêm về nhu cầu thị trường ở loại sản phẩm tiêu thụ để có kế hoạch nhập hàng phù hợp hơn, đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng.
Xem thêm: 6 phương pháp nghiên cứu thị trường cho người mới kinh doanh
2.2 Xác định mặt hàng sẽ kinh doanh
Dựa theo việc đánh giá nhu cầu và phân tích thị trường, bạn có thể lựa chọn các mặt hàng phù hợp để kinh doanh.
- Hải sản: chả cá, chả mực, cá biển, mực, tôm,…
- Thực phẩm chế biến sẵn: phô mai que, nem thịt, thịt gà chiên rán, há cảo, bánh tôm,….
- Rau củ: rau củ cắt sẵn, các loại hạt,…
- Thịt: Thịt gà, bò, lợn,…
Cùng với đó, bạn cũng có thể đánh giá kỹ hơn về khả năng nhập hàng, nguồn hàng chất lượng, nguồn vốn cũng như khả năng bán ra ở từng thời điểm để hạn chế tối đa rủi ro và đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng.
2.3 Nguồn vốn
Tùy vào loại hình kinh doanh mà bạn hướng tới, bạn có thể liệt kê chi tiết những loại chi phí cố định và phát sinh, đặc biệt là trong thời gian đầu để đảm bảo khả năng xoay vòng vốn.
Nói một cách dễ hiểu, nếu loại hình kinh doanh mà bạn lựa chọn là cửa hàng bán đồ đông lạnh, bạn sẽ cần nhiều chi phí hơn so với bán thực phẩm đông lạnh trên các kênh online.
Thông thường, kinh doanh thực phẩm bạn sẽ cần nguồn vốn đủ để đảm bảo các loại chi phí cố định và bắt buộc như:
Vốn nhập hàng: Vốn nhập hàng là yếu tố bắt buộc khi bắt đầu kinh doanh bất cứ mặt hàng gì. Với kinh doanh thực phẩm đông lạnh, chi phí sẽ phụ thuộc vào số lượng cũng như nguồn hàng. Tuy nhiên hàng đông lạnh sẽ không tốn quá nhiều chi phí nhập như hàng hóa tươi sống.
Chủ kinh doanh cũng có thể cân nhắc về quy mô và khả năng tiêu thụ trong từng thời điểm để nhập hàng phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo khả năng xoay vòng vốn cũng như cân bằng vốn cho các hoạt động khác. Thông thường chi phí nhập hàng sẽ giao động trong khoảng 20 – 50 triệu/ lần nhập tùy vào quy mô và những sản phẩm mà bạn kinh doanh.
Vốn thuê mặt bằng (nếu có): Đối với những cửa hàng thực phẩm đông lạnh cần mặt bằng kinh doanh cố định thì bạn cần để ra khoảng 5 – 15 triệu/ tháng tùy vào vị trí mà bạn muốn kinh doanh. Tuy nhiên, thông thường để phát triển mô hình kinh doanh thực phẩm đông lạnh, bạn nên mở các cửa hàng ở gần chợ, khu đông dân cư để đảm bảo lượng khách hàng và khả năng tiêu thụ.
Xem thêm: Thuê cửa hàng – những lưu ý không thể bỏ qua
Vốn đầu tư thiết bị bảo quản: Thiết bị bảo quản được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh thực phẩm đông lạnh. Việc trang bị các tủ đông và thiết bị bảo quản sẽ giúp bạn đảm bảo được các sản phẩm không bị hư hỏng do tác động của môi trường, đảm bảo tuyệt đối chất lượng từ khi nhập cho đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Tùy vào quy mô kinh doanh và lượng sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn dung tích tủ đông lạnh phù hợp và với giá thành hợp lý. Một tủ đông thông thường có giá giao động trong khoảng từ 4-30 triệu tùy thương hiệu và dung tích.
Vốn dự phòng: Đối với mọi hoạt động kinh doanh, vốn dự phòng là một phần không thể thiếu để hạn chế tối đa rủi ro và đảm bảo khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Đặc biệt là trong thời gian đầu, khi cửa hàng chưa thu về nhiều lợi nhuận mà bạn vẫn cần bỏ ra chi phí cho nhiều hạng mục.
Chi phí Marketing: Dù đối với kinh doanh ở cửa hàng hay bán hàng trên các kênh bán hàng online thì chi phí quảng cáo là điều mà chủ kinh doanh cần cân nhắc. Đặc biệt là trong thời gian đầu, khi bạn cần đưa thương hiệu của mình tới nhiều khách hàng hơn.
Xem thêm: 6 mẹo giúp bạn kiểm soát được ngân sách tiếp thị hiệu quả
2.4 Nhập hàng
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều cơ sở chế biến thực phẩm đông lạnh cho phép nhập hàng với các số lượng khác nhau. Tuy nhiên, không phải nhà cung cấp thực phẩm đông lạnh nào cũng uy tín và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, đối với nhập hàng để chuẩn bị kinh doanh thực phẩm đông lạnh bạn nên tham khảo của những người trong ngành hoặc tìm hiểu kỹ các cơ sở sản xuất dựa trên những tiêu chí như sau:
- Đơn vị cung cấp phải có đầy đủ chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận chất lượng
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, cửa hàng trưng bày, khu chế biến sạch sẽ
- Kho lạnh bảo quản thực phẩm đông lạnh phải đảm bảo tiêu chuẩn
Có một số nguồn nhập hàng khá chất lượng mà chủ kinh doanh có thể tham khảo để đảm bảo giá nhập phù hợp cũng như chất lượng sản phẩm:
- Công ty Farm Food: Chuyên cung cấp, phân phối thực phẩm đông lạnh nhập khẩu như thịt bò, thịt lợn, hải sản,… với xuất xứ rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn bảo quản và giá trị dinh dưỡng.
- Công ty Hoàng Đông: Đơn vị chuyên cung cấp rau củ sạch cũng như thực phẩm đông lạnh chất lượng với hệ thống cung cấp đảm bảo khả năng tiếp cận và đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng tại hà Nội.
- Công ty Phương Đông: Đơn vị uy tín trong lĩnh vực thực phẩm đông lạnh với gần 10 năm kinh nghiệm với giá thành cạnh tranh và không giới hạn số lượng.
- Công ty Hưng Gia: Đa dạng các sản phẩm nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, thực phẩm đông lạnh của công ty luôn đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và khả năng mở rộng phân phối trên khắp cả nước.
- Công ty Nguyễn Văn Tám: Hệ thống lò mổ riêng, kho đông lạnh và trang thiết bị đảm bảo vệ sinh là yếu tố hàng đầu giúp các sản phẩm đông lạnh của đơn vị này luôn cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế và giá thành tốt.
2.5 Hình thức kinh doanh
Trên thực tế, đối với mô hình kinh doanh thực phẩm đông lạnh, bạn có thể dễ dàng kết hợp bán hàng đa kênh cả ở cửa hàng, trên mạng xã hội và ngay cả các sàn TMĐT. Có thể nói, dịch Covid đã ảnh hưởng và thay đổi thói quen sinh hoạt, tiêu dùng của rất nhiều người.
Người tiêu dùng đang dần tiếp cận và sử dụng nhiều hơn các trang web, ứng dụng mua hàng online để tìm kiếm mà chọn mua từ các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đến những món đồ độc lạ bởi tính tiện lợi mà nó mang lại.
Chính vì vậy, tùy vào định hướng cũng như số vốn ban đầu mà chủ kinh doanh có thể bắt đầu với mô hình kinh doanh cửa hàng, kinh doanh trên Facebook hay kinh doanh trên các sàn TMĐT và ứng dụng đặt hàng.
Mở cửa hàng thực phẩm đông lạnh
Đối với kinh doanh cửa hàng thực phẩm đông lạnh, bạn cần phải có một mặt bằng phù hợp, gần các chợ, khu dân cư để đảm bảo khả năng tiếp cận và hiệu quả bán ra của cửa hàng. Tuy nhiên, ở mô hình này bạn sẽ cần chi phí nhiều hơn cũng như đánh giá kỹ về chính sách giá để đảm bảo khả năng cạnh tranh và lợi nhuận.
Xem thêm: Các loại chi phí mở cửa hàng bán lẻ cần phải biết
Kinh doanh trên mạng xã hội
Đây được xem là một trong những hình thức kinh doanh tương đối phù hợp khi kinh doanh thực phẩm đông lạnh. Đặc biệt là với các chủ kinh doanh mới bắt đầu, đây là thị trường khá tiềm năng để bạn tăng nhận diện, tiếp cận các khách hàng ở địa phương và tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng một cách tốt nhất.
Bạn có thể kết hợp với phần mềm bán hàng để khách hàng có thể đặt nhanh sản phẩm trên một menu tự tạo từ phần mềm. Quản lý đơn hàng và ship hàng dễ dàng cho khách hàng, đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm cũng như trải nghiệm khách hàng.
Xem thêm: [Sapo POS] Ra mắt Trang đặt hàng online giúp chủ kinh doanh tăng trưởng doanh thu hiệu quả mùa dịch
Kinh doanh trên sàn TMĐT
Dựa trên những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, mua sắm của người dân, các sàn TMĐT đã mở rộng các gian hàng riêng cho những chủ kinh doanh thực phẩm tươi sống cũng như thực phẩm đông lạnh.
Chỉ tính riêng tháng 7 và tháng 8, thực phẩm là một trong những ngành hàng mang về doanh thu nhiều nhất bởi nhu cầu mua hàng online trên sàn tăng đột biến, đặc biệt là ở những địa phương chịu ảnh hưởng của dịch.
2.6 Định giá sản phẩm
Giá trong kinh doanh thực phẩm đông lạnh luôn là yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh cần quan tâm để đảm bảo khả năng cạnh tranh cũng như lợi nhuận thu về. Hãy tham khảo thị trường và dựa trên giá nhập để định giá sản phẩm một cách phù hợp để vẫn đảm bảo được lợi nhuận cũng như xoay vòng vốn.
Đừng định giá quá thấp để thu hút khách hàng, bởi nếu giá bán của bạn quá thấp sẽ tạo cho khách hàng có suy nghĩ sản phẩm của bạn có chất lượng kém hay nguồn hàng không rõ ràng.
Tuy nhiên, cũng không nên định giá quá cao, điều này sẽ khiến khách hàng chần chừ và đi lựa chọn cửa hàng có giá thành phù hợp hơn. Ở thời điểm đầu, bạn có thể định giá kết hợp với một số ưu đãi để khách hàng không phải đặt lên đặt xuống quá nhiều.
2.7 Quản lý bán hàng
Tùy vào hình thức kinh doanh thực phẩm đông lạnh mà chủ kinh doanh cần có kế hoạch quản lý và bán hàng khác nhau để đảm bảo khả năng tiêu thụ cũng như vận hành. Tuy nhiên, kinh doanh thực phẩm đông lạnh bạn cần đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng hàng hóa nhập – xuất hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.
Điều này không chỉ giúp bạn đảm bảo tính chính xác khi đánh giá hiệu quả kinh doanh mà còn là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm của từng nhà cung cấp thực phẩm đông lạnh và khả năng tiêu thụ để lên kế hoạch nhập hàng tốt hơn.
Kiểm soát số lượng bán ra của từng mặt hàng và cách tốt nhất giúp bạn theo dõi được nhu cầu thị trường cũng như đánh giá được sản phẩm bán chạy và sản phẩm tồn kho lâu ngày. Một số giải pháp quản lý sẽ giúp bạn theo dõi tồn kho và cập nhật tự động theo từng giao dịch để cảnh báo hết hàng kịp thời, đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất.
Lưu lại thông tin khách hàng và đơn hàng, đặc biệt là các đơn hàng online để kịp thời xử lý khi có vấn đề xảy ra cũng như lưu trữ dữ liệu khách hàng để thực hiện các chiến dịch Marketing, chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Một số phần mềm bán hàng như hoccachkinhdoanh.com POS sẽ giúp chủ kinh doanh có thể tối ưu thời gian quản lý, đảm bảo tính chính xác tuyệt đối trong quản lý tồn kho, sản phẩm, công nợ và hỗ trợ theo dõi, đánh giá hoạt động bán hàng một cách toàn diện.
Cùng với đó, những tính năng đặc biệt trên hoccachkinhdoanh.com POS cũng giúp chủ cửa hàng có thể mở rộng kênh bán như Trang đặt hàng online hay bán hàng trên Facebook mà không tốn thêm bất kỳ chi phí cho một phần mềm, ứng dụng đắt đỏ nào khác. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp chủ cửa hàng có thể đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngay cả trong thời điểm dịch cũng như mở rộng thêm các khách hàng online.
Trên đây là những điều cần nắm vững khi bắt đầu kinh doanh thực phẩm đông lạnh dành cho chủ kinh doanh. hoccachkinhdoanh.com hy vọng rằng những chia sẻ trên của hoccachkinhdoanh.com sẽ giúp bạn hiểu rõ, tối ưu chi phí và tăng nhanh doanh thu bán hàng ngay cả trong thời dịch.
Tags: Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh không thể bỏ lỡ ; Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh không thể bỏ lỡ