Cùng với hoccachkinhdoanh.com tìm hiểu về BTU là gì? Công thức thức tính BTU để biết nên chọn điều hòa 9000, 12000, 18000 hay cao hơn?.
BTU là gì?
BTU là viết tắt của British Thermal Unit – Dịch ra là Đơn vị đo nhiệt Anh. Đây là đơn vị được sử dụng để mô tả giá trị nhiệt của nhiên liệu và là một loại chỉ số mà người dùng nào cũng cần phải quan tâm khi mua điều hòa.
BTU được sử dụng để mô tả công suất của các hệ thống làm lạnh, sưởi ấm như điều hòa nhiệt độ, lò sưởi, lò sấy và lò nướng. Nhưng thường thấy nhất là trên điều hòa nhiệt độ và được hiểu là BTU trên giờ (BTU/h).
Chỉ số BTU của điều hòa sẽ cho bạn biết lượng nhiệt mà chiếc điều hòa đó có thể loại bỏ khỏi phòng trong mỗi giờ đồng hồ. Chỉ số BTU càng cao đồng nghĩa với việc công suất tiêu thụ điện, trọng lượng, kích thước và giá thành của điều hòa cũng sẽ tăng lên.
Công thức tính BTU phù hợp với căn phòng
Việc quyết định chọn điều hòa nhiệt độ 9000BTU (tương đương với 1HP, 1 ngựa), 12000BTU (1,3HP), 18000BTU (2HP) hay cao hơn phụ thuộc chủ yếu vào diện tích căn phòng cần lắp điều hòa, hoặc chính xác hơn là căn cứ trên thể tích căn phòng. Dưới đây hoccachkinhdoanh.com sẽ giới thiệu với bạn cả 2 cách tính này.
Tính BTU theo diện tích phòng:
1m2 cần 600BTU, nên để tính BTU điều hòa cho diện tích phòng, bạn sẽ dùng công thức:
BTU tổng = Diện tích phòng x 600BTU
Ví dụ, diện tích phòng bạn là 20m2 thì số BTU cần là 20 x 600BTU=12000BTU. Để tính diện tích căn phòng thì bạn lấy chiều dài nhân với chiều rộng là ra nhé :).
Tính BTU theo thể tích phòng:
Để áp dụng công thức này, bạn cần tính được thể tích phòng cần lắp điều hòa= diện tích sàn x chiều cao từ sàn đến trần nhà (dài x rộng x chiều cao từ sàn đến trần của phòng). Sau khi đã tính được thể tích phòng, bạn sử dụng công thức sau để tính BTU cho điều hòa mà phòng cần để làm mát hiệu quả. Mỗi m3 phòng sẽ cần 200BTU:
BTU theo thể tích = Thể tích phòng x 200BTU
Ví dụ, phòng bạn có diện tích 20m2 và chiều cao từ sàn đến trần là 3,5m thì BTU cần là 20x3x200=14.000BTU.
Cách tính BTU theo thể tích thường được áp dụng cho những căn phòng có trần cao, thông tầng. Nếu căn phòng bạn định lắp thuộc dạng này thì nên tính theo thể tích để chọn được điều hòa có hiệu quả làm mát tốt nhất.
Dưới đây, mình đã tổng hợp chỉ số BTU của điều hòa tương ứng với diện tích phòng (mét vuông), với mặc định trần nhà cao 3m và không có thiết bị phát sinh nhiệt trong phòng, để bạn tham khảo:
Diện tích phòng | Chỉ số BTU đề xuất |
≤15m2 (dưới 45m3) | 9000BTU (1HP) |
15-20m2 (dưới 60m3) | 12000BTU (1,5HP) |
20-30m2 (dưới 80m3) | 18000BTU (2HP) |
30-40m2 (dưới 120m3) | 24000BTU (2,5HP) |
Nếu phòng lớn hơn diện tích có trên bảng này (văn phòng, hội trường, quán cà phê) thì sẽ phải sử dụng điều hòa công suất lớn, thường là điều hòa tủ đứng hoặc âm trần để có thể làm mát nhanh, đều khắp phòng.
Nếu bạn chọn một điều hòa có chỉ số BTU lớn hơn nhu cầu kích thước căn phòng quá nhiều thì hậu quả đầu tiên nhìn thấy dễ nhất là tốn tiền, và giống như dùng búa tạ để đập kiến vậy, lãng phí không cần thiết. Xong không nên chọn điều hòa có BTU vừa khít với diện tích phòng, bạn nên chọn điều hòa có BTU lớn hơn BTU khuyến nghị một chút thì phòng sẽ mát nhanh, mát sâu hơn.
Ngược lại, nếu bạn chọn điều hòa có công suất nhỏ hơn diện tích phòng. Điều hòa của bạn sẽ phải hoạt động liên tục, vừa tốn điện, vừa nhanh hao điều hòa.
Ngoài ra, bạn còn cần phải chú ý đến các yếu tố sinh nhiệt khác của phòng như phòng có đúng hướng nắng gắt không, có kín không, phòng có nhiều cửa kính không. Nếu có những yếu tố này cần chọn điều hòa có BTU cao hơn so với mức BTU tính được theo 2 công thức trên.
Xem thêm:
Tags: BTU là gì? Công thức thức tính BTU để biết nên chọn điều hòa 9000, 12000, 18000 hay cao hơn? ; BTU là gì? Công thức thức tính BTU để biết nên chọn điều hòa 9000, 12000, 18000 hay cao hơn?